Tôi đi tìm câu trả lời. (P.1)

Phần 1: Những ngày chưa tốt nghiệp

“Có những mùa hè đi trôi qua châm hơn bình thường”

Chuyện thất nghiệp

Tết  âm lịch đầu năm 2013, ngày mà mình đang là sinh viên năm cuối về quê ăn tết. Đi chơi tết, hễ gặp ai lại là câu chuyện :

– Ôi thằng Công này dạo này lớn thế, cao bao nhiêu rồi cháu

Tự nhủ (năm ngoái bác cũng nói y hệt vậy) 

– Cháu cao 1m60 ạ 

– Ôi cao thế, cha bố mày, hoc năm thứ mấy rồi, sắp lấy vợ được rồi. 

Thi thoảng thì có người nhận ra là mình nói đùa, thi thoảng thì mình kiểu trả lời thật là mình cao 1m80, nhưng mà người ta cũng chả quan tâm, sang năm lại hỏi tiếp ấy mà. 

– Dạ cháu năm 4, tháng 6 này tốt nghiệp 

– Thế bố mẹ đã tính “xin” việc được ở đâu chưa. 

Chẳng phải mỗi ở quê, mà kể cả thành phố, mọi người cũng vẫn nhắc đến chuyện “xin” việc. Việc càng ngon (ý là kiếm được nhiều tiền)  thì càng phải bỏ ra nhiều tiền. Ở dưới này, nơi mà nhiều bậc phụ huynh năm nào cũng phải bán vài con trâu đi cho con thi đại học, đến năm thứ 3 con mới đỗ thì lại tiếp tục 4-5 năm nữa bán dần trâu để có tiền chuyển lên cho con ăn chơi kiếm cái bằng về, người ta dần dần càng ý thức được chuyện đã làm cán bộ là phải bỏ tiền ra xin.  Không xin thì lấy đâu ra chỗ mà làm

– Dạ cháu cũng đang “kiếm” chỗ nào phù hợp thì làm. 

Mình trả lời giọng điệu bình thường, vừa phải, cũng để thể hiện là “cháu đây cũng không đến nỗi phải xin”, nhưng chắc chả ai nhận ra là mình có correct lại từ “xin” thành từ “kiếm” vì cơ bản với đa phần mọi người, 2 từ ý cũng chả có gì khác nhau. 

Nhưng rồi đến người thứ 2, thứ 3, rồi người thứ 10, thứ 20 hỏi, tiếp tục lại đoạn hội thoại y hệt, mình lại tự nhủ :” Chết mẹ, tự tin cho lắm vào, thế nhỡ ra trường không có việc thì sao, mang tiếng học Ngoại Thương, về lại bảo cháu thất nghiệp thì ngượng cả bố cả mẹ”

Thế rồi mình cũng mặc kệ, 6 tháng trôi qua vèo vèo, cũng tại quá nhiều thứ phải lo, VỲF 2013,  CFA level 2, rồi Sinh Viên Năng Động, rồi khóa luận cuốn mình vào vòng xoáy của deadline,…Thi thoảng lại rộ lên mấy công ty kiểm toán, rồi Uni, PG, Pepsi… thực ra là cũng có hứng thú nhưng rồi cũng vì deadline này nọ mà mặc kệ, cứ 3 hôm ngồi viết bài luận, 5 hôm đi phỏng vấn, thời gian đâu mà học bài, trượt CFA thì sao. Nhiều lúc còn ngồi ngoài cười mấy đứa bạn kiểu :” Sao đam mê của chú rẻ bèo thế, apply kiểm toán thì thôi FMCG, mà apply FMCG thì thôi kiểm toán” rồi thì ” Chú không thích làm ngân hàng thì ở nhà mà chơi Dota, đi làm lại phải chuyển sang chơi đế chế”. 

Xong cuối cùng chúng nó có việc hết, còn mình thì vẫn thất nghiệp =)).Về sau ngẫm lại, đúng là thị trường lao động VN bây giờ công việc đi làm khởi đầu để mà nuôi bản thân đã ít, đam mê mấy, tham vọng mấy thì cứ phải gác sang một bên cái đã, apply bừa đi, vào đâu thì vào, PV kiểm toán thì bảo em đam mê kiểm toán, vào ngân hàng thì bảo em sẵn sàng chết vì ngân hàng, cứ có việc làm đã, rồi lo sự nghiệp sau. 

Những cuộc gặp mặt bất ngờ

Mình vẫn nhớ như in ngày 31/5 vô địch SVND, lòng lâng lâng. Lúc thầy Việt Dũng- vừa là ban giám khảo buổi hôm ý, cũng lại là thầy giáo hướng dẫn khóa luận của mình lên trao giải bắt tay còn nói thêm 1 câu:

– Vô địch đừng quên làm khóa luận em nhé

– Vâng ạ, mai em thi xong CFA rồi sẽ làm ngay. 

Vậy mà về sau đến 8/6 cũng xong nổi cái khóa luận tốt nghiệp, quả là kì tích. 

Chuyện được vô địch SVND, bất chấp deadline khóa luận đến gần, vẫn hẹn ông anh đi ăn. Sáng hôm ý vác xe ra Phùng Hưng, ngồi chờ ông một lúc rồi ông bảo đèo ra Lạc Long Quân. Ngồi sau xe anh bảo:

– Hôm nay cho chú uống rượu với CEO Pepsi miền Bắc

Tuy cũng shock, kiểu chưa biết có thật hay không nhưng mà đi uống rượu thì cứ uống thôi, hóa ra là được gặp chú Lê Mạc Linh thật. Lúc gặp dại mồm cứ chào hỏi bằng “chú” liên tục, xong cứ mỗi câu “chú” là phải làm một chén. Câu chuyện của mấy bác bạn nhậu lâu năm cũng kết thúc nhanh, vì cũng là bạn nhậu lâu năm mà, mấy bác mới quay sang hỏi chuyện mình vì dù sao cũng còn bé nhất và mới nhất. Câu chuyện cũng dài dài, tình tiết nhiều, nhưng mình nhớ nhất lúc ngà ngà say (mình say còn không biết các bác ý có say không) bác chia sẻ: (đại ý kiểu như sau)

– Cháu làm gì cũng phải có bản sắc, mà bản sắc là phải toàn diện từ đầu đến cuối. Ví dụ quán lợn mán này, cô nhân viên kia mặc áo tứ thân, cũng là mang lại bản sắc rồi, nhưng đúng kiểu của nó là không được mặc cooc sê, đi chân đất, thế nó mới dân tộc. 

Thế là câu hỏi về bản sắc vẫn theo mình cho tới bây giờ. 

Những mất mát

Nếu cái ngày trước khi thi CFA là ngày vui nhất của mình, đạt giải SVND và được công nhận sản phẩm, thì ngày trước hôm khai mạc VYF, cũng là ngày buồn nhất. Fail CFA L2 band 10. Điểm band10 có nghĩa là chỉ cần khoanh đúng thêm 1-2 câu trắc nghiệm nữa là mình đã pass rồi . Mà CFA thì thuộc loại trắc nghiệm chỉ có 3 câu, vì vậy kết quả này dường như chẳng còn gì đau đớn hơn. Rõ ràng chẳng có gì phải bàn cãi về kết quả này cả, mình làm quá nhiều việc trong một thời gian ngắn. Mình cũng không thấy trách cho sự may mắn hay gì cả, vì biết đâu, band 10 đã là may mắn với mình rồi. Cũng chẳng suy nghĩ nhiều được, vì cảm giác lúc ấy đơn giản chỉ là buồn thôi, cái sự buồn của một con hổ vồ trượt con mồi, cái sự buồn của một người đặt mục tiêu mà không thực hiện được cho dù nó quá cao. Nhưng còn buồn hơn, khi phải gạt hết sang một bên, vì tuần sau đó là VYF bắt đầu rồi, chẳng thể để một chuyện quan trọng này làm hỏng một chuyện quan trọng khác được.

Và dù sao, VYF 2013 cũng thành công, không phải mĩ mãn nhưng cũng là đáng khen ngợi với đội ngũ tổ chức trẻ và hẻo người như chúng mình…

 (còn tiếp )

 

 

2 thoughts on “Tôi đi tìm câu trả lời. (P.1)”

Leave a comment