Conversations.

Dạo gần đây, khi ngồi nhẩm lại những thứ mình đã học được trong suốt tuổi 28, những điều lớn nhất nhất đều đọng lại trong những cuộc đối thoại rất khác nhau, với những người rất khác nhau, với người thân, với người thân lâu ngày không gặp, với những người bạn cũ, với những người bạn mới mà như gặp từ lâu, với mentor, với advisor, với bạn gái, và thậm chí với những người rất random.


Công: Em nghĩ 3 điều lớn nhất em sẽ làm trong năm tới sẽ là làm việc thật tốt, học thật nhiều, và điều cuối cùng nghe hơi lạ, nhưng có lẽ em sẽ bắt đầu dành x% thu nhập của em cho từ thiện, dù chưa biết là làm gì. Cũng giống như cách em học về investment, charity là một thứ khó hơn, và em muốn học nó từ từ.
Mentor: Oh, thú vị đấy! Điều này thực sự rất cảm động. Nó làm tôi nhớ đến tôn giáo


Người bạn mới: Cậu có để ý, tại sao đến càng nhiều tuổi người ta càng ý thức được việc để lại legacy hơn không ?
Công : Thực ra điều đấy cũng là tự nhiên. Khi nói đến những thứ tồn tại mãi, người ta hay nhớ đến những công trình, những phát minh, nhưng ít ai nghĩ đến chiếc túi nilon mà mọi người vứt ra ngoài đường, lại tồn tại lâu hơn tất cả những thứ trên. Tớ nghĩ cậu không cần phải làm gì quá to tát, có những thứ đơn giản hơn, như kiểu cậu chỉ cần truyền đạt những giá trị sống con người của cậu tới thế hệ sau như con cháu của cậu là được.

Bạn mới: Thú vị đấy !!

Công (tiếp): Việc làm ấy, cũng giống như túi nilon, len lỏi qua thời gian, mà tồn tại sẽ lâu bền hơn.

Bạn mới: Những thứ ấy liệu có truyền được qua vài thế hệ ? Vì thế giới về sau sẽ rất khác.

Công: Tớ cũng không chắc, nhưng cậu có để ý những thứ cậu làm, tính cách cậu hình thành, đôi lúc độc lập với bố mẹ nhưng lại cuối cùng có rất nhiều điểm tương đồng với bố mẹ cậu. Tính cách có thể định hình từ bên ngoài, nhưng biết đâu, nó còn có thể định hình từ bên trong nữa. Có thể hầu hết tính cách của cậu bây giờ đều không do cậu lựa chọn mà go gene (hay thứ gì đó tương tự) của cậu quy định rồi, mà tính cách định hình giá trị sống của cậu rất nhiều.

Bạn mới: Thế thì tớ chỉ cần đẻ con là xong ha :)). Nhưng nếu như thế, những gì tớ làm bây giờ, thậm chí những gì tớ đạt được, lại không phải do tớ mà là do gene của tớ, thật không thích chút nào.

Công : Cười :))
…. pause một lúc, để gắp mì …


Công: Ôi, em mới đọc cuốn này hay lắm(không phải sapiens đâu các bạn) , nó giải thích là con người từ lúc bắt đầu biết săn bắn tới giờ mới được 10000 năm, tức là 500 thế hệ, từ rừng rú biến thành nơi như bây giờ, nên để luận giải tâm lý, tính cách của con người thì nên approach từ cuộc sống sinh tồn săn bắn…

Anh bạn: (bẻ lái vcd) Nhưng em có tin là con người tiến hoá theo cách như vậy ? Anh không tin vào thuyết tiến hoá.

Công: Em vẫn chưa hiểu, em chỉ đang nói về tâm lý học thôi!!!

Anh bạn: Well, em hãy nhìn xem, hãy nhìn tới tất cả sự phức tạp của con người, nếu từ một sinh thể đơn bào, tiến hoá đến như bây giờ qua bao nhiêu triệu năm, thì phải trải qua cực kì nhiều sự đột biến. Trong số hàng trăm tỉ người đã từng sống, em đâu có nhìn thấy super human nào ?

Công: Em hiểu. Cho nên theo ý anh nếu như con người được tạo ra, thì assumption của bộ môn kia chưa chắc đã ổn.

Anh bạn: Chính xác.

Công: Interesting, nhưng ngược lại, đã từng có người cố gắng chứng minh bằng toán học là xác suất để tạo ra một thế giới như này là impossible, và suy ra là có người tạo ra thế giới. Nhưng mà bộ môn đấy bị xếp vào là Nguỵ Khoa Học anh ạ, em lại không đủ mối quan tâm để tìm hiểu sâu hơn. Tuy nhiên em vẫn đồng ý, là để tạo ra được thế giới phức tạp như bây giờ cho dù là cố tình hay may mắn thì đều là một điều kì diệu.

One thought on “Conversations.”

  1. Đọc câu cuối của Công tự nhiên nhớ đến câu trả lời của Stephen Hawking trong phim “The theory of everything” khi có một người hỏi ông ý không tin vào God thì ông ấy tin vào điều gì? 🙂

    Like

Leave a comment